Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch phát triển một triệu ngôi nhà giá rẻ dành cho người dân lao động tại thành phố. Kế hoạch này được đánh giá vô cùng thiết thực và có tính nhân văn sâu sắc trong việc hỗ trợ người có thu nhập thấp mua được nhà để ở. Tuy nhiên, từ kế hoạch cho tới thực tiễn cần có sự tham gia đóng góp và nguồn lực chung của xã hội.

Những vấn đề tồn đọng trong kế hoạch nhà ở xã hội cho người lao động
Những vấn đề tồn đọng trong kế hoạch nhà ở xã hội cho người lao động

Ông David Jackson, Tổng Giám Đốc Colliers tại Việt Nam cho rằng: Học hỏi từ cách làm nhà ở xã hội của Singapore

Theo vị chuyên gia này, dù chính quyền từ trung ương đến địa phương đã đưa ra nhiều chính sách, ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội nhưng nguồn cung chưa bao giờ đủ so với nhu cầu thực tế. 

Cần có một kế hoạch tiếp cận tổng thể và dài hạn để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở xã hội tại Việt Nam, và ví dụ điển hình là thành công về nhà ở xã hội của Singapore. Tuy mô hình phát triển nhà ở xã hội tại Singapore không phù hợp hoàn toàn, nhưng vẫn có những ưu điểm có thể học hỏi.

Thứ nhất: Nhà ở xã hội tại Singapore được xem là tài sản xã hội, mục tiêu là đảm bảo cơ hội tiếp cận công bằng về nhà ở và hạn chế sự méo mó về kinh tế và xã hội liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Nhà ở giá rẻ do cơ quan phát triển Nhà ở xã hội (HDB) cung cấp và quản lý. HDB cũng cấm người Singapore sở hữu 2 căn hộ giá rẻ cùng 1 lúc.

Thứ hai: Việc phát triển nhà ở xã hội gắn liền với cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu: đường sá, giao thông, dịch vụ y tế,…và các tiện ích thể thao, giải trí, công viên, khu ăn uống cùng các dịch vụ bán lẻ khác. Giá nhà ở xã hội vừa túi tiền của người có nhu cầu thực, hạn chế việc tăng giá thuê nhà, duy trì giá thuê hợp lý.

Ông David Jackson nhấn mạnh: Nhìn chung, phải có tư duy dài hạn và cách tiếp cận tổng thể thì vấn đề nóng về nhà ở xã hội mới có thể được giải quyết một cách kịp thời hơn.  

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương,Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam: Vấn đề thủ tục pháp lý khiến Chủ đầu tư không quan tâm đến dự án nhà ở xã hội. 

Ông Khương cho rằng, các vấn đề thủ tục pháp lý làm cho giá trị sản phẩm cuối của bất động sản có biên độ lợi nhuận thấp đi, do đó các dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp không được quan tâm. Ông chỉ ra 2 yếu tố quyết định tính khả thi của kế hoạch phát triển một triệu ngôi nhà giá rẻ cho người lao động, đó là vị trí và quỹ đất.

Thứ nhất, quỹ đất: Đây là yếu tố quyết định giá thành của sản phẩm nhà ở xã hội và tính hiệu quả của dự án, nếu chính quyền thành phố có sẵn quỹ đất để giao cho doanh nghiệp triển khai dự án thì sẽ khả thi hơn.

Thứ hai, về vị trí: Những dự án bất động sản nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp thường k có vị trí tiện lợi như những dự án bất động sản thương mại. Vấn đề của người lao động là thu nhập thấp, không ổn định, tiền thuê nhà trở thành một nỗi lo, gánh nặng không nhỏ

Về phương diện tài chính đối với các chủ đầu tư nhà ở, vị chuyên gia này cho rằng, giả định, khi dự án được phê duyệt nhanh chóng, có quỹ đất giá rẻ và biên độ lợi nhuận của họ từ 7-10% thì các Chủ đầu tư, Nhà phát triển BĐS sẽ sẵn sàng làm, có nhiều chủ đầu tư dù lợi nhuận thấp hơn họ vẫn làm vì sự tâm huyết muốn đóng góp cho xã hội. Bởi thế, bài toán tài chính sẽ không phải câu chuyện lớn của bất động sản Việt Nam trong thời gian vừa qua, mà là vấn đề pháp lý cần giải quyết.