SỨC HÚT CỦA MÔ HÌNH BẤT ĐỘNG SẢN “ALL-IN-ONE”

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến tâm lý mua bất động sản của người tiêu dùng vào những bất động sản tích hợp vượt trội về không gian hạ tầng, tiện ích đầy đủ,… Đó là một trong những lý do khiến mô hình bất động sản “all-in-one” lên ngôi.

Mô hình BĐS All-in-one là gì?

Mô hình bất động sản All-in-one là mô hình bất động sản đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách, khi trải nghiệm mô hình này, du khách vừa có cơ hội nghỉ dưỡng, vừa khám phá, giải trí tuỳ theo sở thích bản thân. Đặc biệt, những tín đồ mua sắm còn được thoả sức mua những mặt hàng yêu thích.

Giải mã sức hút của mô hình all-in-one

Khi những “tấc đất” tại nội đô khan hiếm, chất lượng sống suy giảm thì các khu đô thị tích hợp nhiều tiện ích all-in-one trong khu vực trung tâm mở rộng đang trở thành chốn an cư lý tưởng. Đây vốn là xu hướng bất động sản “lâu đời” trên nhiều nước phát triển và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm trên thế giới đều khẳng định cho sự thành công này.

Cụ thể, đảo Sentosa một khu nghỉ mát đảo tại Singapore, hòn đảo này hàng năm đón 5 triệu du khách. Các điểm thu hút trên hòn đảo này gồm bãi biển dài 2km, pháo đài Siloso, thuỷ cung, sân golf và khách sạn 5 sao. Hay Genting Malaysia được mệnh danh là “thành phố giải trí trên mây” nổi tiếng. Đây là tổ hợp bao gồm 50 điểm vui chơi, 170 cửa hàng ăn uống, mua sắm, các chương trình biểu diễn và các lựa chọn giải trí khác. Đây cũng là nơi duy nhất có thể đánh bạc một cách hợp pháp bởi vậy nên nơi đây được xem như Las Vegas của Malaysia.

Tại Mỹ, mô hình này đã phát triển từ thế kỷ XX, khi người dân các thành phố lớn dịch chuyển tới các đô thị mới. Ban đầu những thành phố này phục vụ mục đích “ngủ vào buổi tối và rời đi sáng hôm sau”. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân Mỹ lựa chọn đó là nơi sống và tận hưởng cuộc sống. Những nhà quy hoạch của Mỹ đã biến những đô thị “nơi để ngủ” thành những trung tâm mới với hệ tiện ích All-in-one, tương tự như trung tâm các thành phố lớn.

Còn tại Hàn Quốc, cuộc tái thiết đô thị và quy hoạch các “trung tâm +1” nhằm giảm tải áp lực lên vùng nội đô đã diễn ra từ những năm 70. Để nhân rộng mô hình all-in-one, năm 2008, Hàn Quốc còn ban hành Đạo luật về “Thành phố mọi nơi”. Chính sách này đưa những thành phố vệ tinh của Seoul như Kung-nam, Ư-giông-bu, An-yang, Bu-chon,… lập nên kỳ tích về đô thị hóa.

Theo GS. Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường: “Việt Nam hiện nay đang đón hai luồng khách là du lịch trong nước và quốc tế. Trong đó khách quốc tế bao giờ cũng sẽ có nhu cầu về tiện nghi và tiện ích cho mỗi chuyến du lịch của họ. Bởi thế đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi các dự án phải mang tính tổ hợp”.

Không nằm tại xu hướng này, tại Việt Nam, khi quỹ đất tại các thành phố lớn đang dần khan hiếm, thị trường lại chứng kiến những sự “di cư” đến các trung tâm mở rộng như phía Tây Hà Nội, phía Đông HCM. Những dự án “thành phố mới” tích hợp tiện ích “all-in-one” bao gồm nhiều tòa nhà đa chức năng kết nối trong một tổng thể hài hòa về mặt kiến trúc cùng môi trường sống lý tưởng.

Ngoài ra, mô hình all-in-one còn giúp giữ chân khách hàng lâu hơn với những tiện ích đồng bộ đi kèm. Khi du khách đến đây, không đơn thuần đến check-in, du khách còn trải nghiệm những tiện ích này, đó chính là lý do thuyết phục du khách ở lại lâu hơn và tỉ lệ khách hàng quay lại cũng khá cao. Bên cạnh đó, không phải dự án bất động sản nào cũng có khả năng và chiến lược tích hợp tất cả trong 1 hiệu quả, do đó, đây là 1 thế mạnh cạnh tranh lớn của mô hình all-in-one trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Tóm lại, với các yếu tố trên, những đô thị theo xu hướng all-in-one luôn có sức hấp dẫn đặc biệt, giúp thị trường bất động sản những năm gần đây đón luồng sinh khí mới và sôi động hơn bao giờ hết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *